fbpx
Chỉ số béo phì BMI

Béo phì, nó không chỉ là danh từ để phản ánh thể trạng về ngoại hình của con người; mà nó còn là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ tai hại khác. Chính vì điều đó mà từ trước đến nay, con người ta vẫn luôn dựa vào chỉ số béo phì; để xác định đúng tình trạng hiện tại và chuẩn đoán các nguy cơ khác liên quan đến sức khoẻ. Nếu chỉ số thấp hoặc ở mức tương đối, tức là cơ thể của bạn vẫn còn bình thường; nhưng hãy cân nhắc việc giảm cân. Nếu chỉ số quá cao, chúng sẽ gây ra nhiều căn bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… Vậy chỉ số béo phì là gì và cách tính chỉ số BMI béo phì như thế nào để kiểm tra độ thừa cân? Cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ số béo phì BMI
Chỉ số béo phì BMI chính là thước đo để đánh giá thể trạng sức khoẻ của con người.

Chỉ số béo phì là gì?

Chỉ số béo phì BMI là chỉ số dùng để đánh giá và xem xét về sự mập ốm của con người tại thời điểm đo đạc. Đây là một chỉ số đáng tin; vì nó cho bạn biết cơ thể hiện tại của mình có thật sự phù hợp với số đo trung bình tiêu chuẩn hay không. Bạn cần phải tăng bao nhiêu cân và giảm bao nhiêu cân; để có được cân nặng ổn định và duy trì sức khoẻ tốt. 

Chỉ số BMI nó không trực tiếp đo lường được lượng mỡ trong cơ thể như nhiều bài viết đã từng nhắc đến. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng; chỉ số béo phì BMI có khả năng tương quan trực tiếp với việc đo mỡ. Tức là chúng sẽ không cho bạn biết được chính xác lượng mỡ trong cơ thể mình đang là bao nhiêu. Nhưng chúng sẽ cho bạn biết được tình trạng thật sự của mình; và giúp xác định một người có bị bệnh béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng hay là không. 

Cách tính chỉ số thừa cân béo phì BMI để kiểm tra độ béo phì

Như đã đề cập thì chỉ số béo phì BMI chính là chỉ số đo lường tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng hiện tại của mình. Con số này sẽ được thay đổi theo cơ thể của chúng ta. Và dĩ nhiên, cách tính chỉ số thừa cân béo phì BMI này sẽ được dựa trên hai yếu tố chủ yếu chính là chiều cao và cân nặng của người được đo. Tính theo công thức như sau:

Công thức tính BMI= (trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao). 

Chỉ số béo phì BMI sẽ được tính theo đơn vị (kg/cm) hoặc (Ib/in). Hai đơn vị này sẽ có con số khác nhau; nhưng sẽ cho ra cùng một kết quả. Nếu bạn muốn tính theo (Ib/in), bạn phải quy đổi cân nặng của mình sang Ib và chiều cao sang in; để con số tính ra sẽ được chính xác hơn. 

Cách tính chỉ số thừa cân, béo phì
Chỉ số BMI dựa trên hai yếu tố chính là cân nặng và chiều cao.

Chỉ số béo phì BMI và các tiêu chí đánh giá cân nặng theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)

Tiêu chuẩn của WHO sẽ có 4 nấc thang tương ứng với các con số cụ thể. Các con số này cách để đánh giá thể trạng một người đang có chỉ số BMI thừa cân hay thiếu cân. 

  • Dưới 18.5: thiếu cân hoặc thiếu năng lượng trường diễn. 
  • Từ 18.5 đến 24.99: bình thường
  • Từ 25 đến 29.99: thừa cân
  • Trên 30: béo phì 

Lưu ý: Chỉ tiêu chí này sẽ không được áp dụng cho phụ nữ có thai.

Những tiêu chuẩn này được đưa ra dựa trên chỉ số béo phì trung bình; và mức đánh giá thông qua nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến sức khoẻ. Không chỉ là cân nặng và chiều cao, mà những cột mốc trong theo từng con số cụ thể có thể giúp bạn phán đoán được nguy cơ từ những căn bệnh nguy hiểm cho bản thân; từ đó có được những chế độ ăn, làm việc và tập thể dục điều độ để cơ thể luôn ở mức ổn định. 

Bảng đánh giá chỉ số BMI để kiểm tra độ béo phì dành riêng cho người châu Á theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO

Phân loại chỉ số béo phì WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy(: <18.5 <18.5
Bình thường: 18.5 – 24.9 18.5 – 24.9 
Thừa cân: 25 23
Chỉ số tiền béo phì:  25 – 29.9  23 – 24.9
Béo phì độ I: 30 – 34.9  25 – 29.9
Béo phì độ II:  35 – 39.9 30
Béo phì độ III: 40 40
Các tiêu chí đánh giá dựa trên cách tính chỉ số thừa cân béo phì BMI
Tổ chức WHO đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá sức khoẻ của con người dựa trên chỉ số BMI.

Chỉ số béo phì BMI ở người trưởng thành

Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 20 trở lên, bạn có thể tự mình cân đo và so sánh thông qua các chỉ số béo phì BMI dưới đây:

  • Ít hơn 18.5: dưới chuẩn
  • Từ 18.5 đến 25: Chuẩn
  • Từ 25 – 30: Thừa cân
  • Từ 30 – 40: Béo cấp độ nhẹ, nên cân nhắc giảm cân. 
  • Trên 40: rất béo và phải giảm ngay lập tức. 

Đối với các vận động viên hoặc các PT (personal trainer) thì chỉ số béo phì BMI đôi khi sẽ không thể hiện được chính xác thể trạng hiện tại của họ. Vì trong cơ thể họ lúc này chủ yếu sẽ là các mô cơ và chúng thường có trọng lượng khá lớn, nặng hơn mỡ. Do đó mà khi đọc cái bài báo về các vận động viên này, bạn sẽ thấy chỉ số béo phì BMI của họ luôn ở mức rất cao nhưng đánh giá chung về tình trạng sức khoẻ thì luôn ở mức ổn định và cân đối.

Trong trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú. Lượng mỡ trong người họ lúc này sẽ nhiều hơn vì chúng được sản sinh trong quá trình mang thai và hậu sau sinh. Do đó theo đúng thể trạng hiện tại, chỉ số BMI có thể sẽ rất cao nhưng các vấn đề về sức khoẻ vẫn nằm ở mức bình thường. 

Chỉ số BMI đối với trẻ em và thanh thiếu niên ( 2-19 tuổi)

Cha mẹ luôn có quan niệm rằng con cái mình đang trong độ tuổi phát triển, cần được bồi bổ và phải ăn nhiều thì mới có sức khoẻ. Thế nhưng, họ lại quên mất rằng con chỉ khoẻ khi có chế độ ăn và luyện tập. Việc bé nạp quá nhiều năng lượng và các chất độc hại như dầu mỡ, nước ngọt có ga,… với một định lượng quá mức sẽ rất dễ dẫn đến béo phì. Cũng chính vẽ đó mà hiện nay, số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên bị mắc các chứng bệnh béo phì và tiểu đường giống người lớn đang ngày một tăng cao rõ rệt. 

Chỉ số béo phì BMI của trẻ em và trẻ vị thành niên vẫn được tính theo công thức giống như người trưởng thành. Tuy nhiên, các số liệu đánh giá của người trưởng thành không được áp dụng đối với nhóm tuổi này vì số cân nặng và chiều cao khác nhau. 

Một số cách tính chỉ số thừa cân BMI để kiểm tra độ béo phì 

Đo vòng eo

Số đo vòng eo thường phản ánh trực tiếp tình trạng của cơ thể thay vì dự vào chỉ số béo phì. Vì các vùng mỡ thường sẽ chủ yếu tập trung ở phần eo của cơ thể. 

Đối với nữ lớn hơn 80cm và nam lớn hơn 94cm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Không chỉ dừng lại ở đó, khi lượng mỡ tích tụ quá cao có thể dẫn đến tăng đột ngột cholesterol trong máu và gây nên hiện tượng đột quỵ. 

Lưu ý rằng nếu nữ có số đo eo trên 88cm và nam trên 102cm thì đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. 

Đánh giá qua thân hình quả táo và quả lê mà không cần dựa vào chỉ số béo phì

Cơ thể chúng ta thường tích trữ chất béo theo 2 chiều hướng khác nhau:

  • Hông và đùi: Hay còn gọi là thân hình quả lê. Đối với trường hợp này, cơ thể chúng ta phần mỡ sẽ được đẩy xuống chủ yếu vào 2 phần hông và đùi. Do đó mà có một số nhiều dù ăn rất nhiều; nhưng eo vẫn nhỏ và phần hông và đùi sẽ to lên.
  • Bụng: Hay còn gọi là thân hình quả táo. Đối với những người này thì phân mỡ sẽ tập trung chủ yếu ở phần bụng là chính. Do thu nạp quá nhiều thức ăn; cộng với việc không thường xuyên luyện tập nên lượng mỡ sẽ tích trữ chủ yếu ở vùng này. Trong trường hợp này thì những người bị béo bụng có nguy cơ mắc bệnh hơn là người có hông và đùi to. 
Luyện tập và ăn uống điều độ
Cần có một chế độ luyện tập hợp lý để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.

Tổng kết

Chung quy lại, chỉ số béo phì BMI chủ yếu là để so sánh tỷ lệ cơ thể giữa cân nặng và chiều cao; xem chúng có thật sự cân đối hay không. Ngoài ra, những con số này còn phản ánh được hiện trạng cơ thể của mình. Từ đó có được những phán đoán chính xác hơn về bệnh tật trong tương lai; và có cách phòng ngừa kịp thời. 

Qua bài viết vừa rồi, Tổng Kho Điện Giải hy vọng bạn và gia đình sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về chỉ số béo phì, thừa cân BMI và biết cách tính cho bản thân. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan; hoặc bạn đang quan tâm đến các sản phẩm máy lọc nước điện giải đến từ các thương hiệu nổi tiếng như LifeCore, Panasonic, Fuji Smart,… đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *