fbpx
Nước iOn kiềm không chỉ hỗ trợ điều trị đau bao tử mà còn giúp chống Oxy hóa rất tốt

Thời gian vừa qua, trên nhiều trang mạng xã hội lan truyền về công dụng kỳ diệu của nước ion kiềm, thậm chí một số thông tin còn “thần thánh hóa” khả năng phòng và chữa ung thư của loại nước này. Nhưng theo các chuyên gia, loại nước chức năng này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh nhất định.
Nước ion kiềm có tốt không – dưới góc nhìn của chuyên gia?
Trước đây, người dân vốn quen thuộc với uống nước máy đun sôi để nguội, sau đó là nước qua các công nghệ lọc nước phổ biến. Hiện nay, nước ion kiềm là loại nước uống đứng đầu danh sách các loại nước uống tốt cho sức khỏe với công nghệ điện giải tân tiến nhất từ Nhật Bản. Sau đó, nhiều thông tin sai sự thật về nước này xuất hiện. Nguyên nhân là, một số người không am hiểu về nguồn nước này đã chủ động “thần thánh hóa” tác dụng của nước như chữa bách bệnh hay chữa ung thư… gây hiểu nhầm cho người đọc.

Theo các chuyên gia, mặc dù nước ion kiềm có tác động tích cực đến cơ thể và là loại nước uống tốt cho sức khỏe hiện nay nhưng không phải là thuốc. Do đó nguồn nước không thể chữa được bệnh, chữa ung thư mà chỉ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhất định.
Những thông tin sai sự thật vô hình trung ảnh hưởng không nhỏ đến ngành lọc nước điện giải nói chung. Nhưng, cũng không thể vì thế mà phủ nhận toàn bộ các tác dụng của thứ nước này.
Lý giải về nguồn nước uống ion kiềm tốt cho sức khỏe, theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nước ion kiềm được ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ tân tiến của Nhật Bản. Loại nước này được tạo ra dựa trên quan điểm cần uống nước kiềm tốt cho sức khỏe nhằm duy trì độ pH máu là 7.4.
Nước ion kiềm còn chứa một thành phần quan trọng khác là các chất điện giải. Chất điện giải có rất ít trong nước uống thông thường (nước tự nhiên hoặc nước tinh khiết), chủ yếu là có trong thức ăn, trong rau xanh, trái cây hoặc nước uống ion kiềm – đây mới là nguồn cung cấp chất điện giải dồi dào cho cơ thể.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, nước ion kiềm giàu hydro đã được kiểm chứng lâm sàng bởi giới chuyên gia, bác sĩ danh tiếng tại Nhật. Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Hiệp hội ion kiềm Nhật Bản (1999 – 2000) cho biết, nhờ duy trì hàng ngày việc uống nước ion kiềm pH 9.5 đặc biệt trong các trường hợp triệu chứng nhẹ, các bệnh bất thường về đại tiểu tiện (tiêu chảy mạn tính, táo bón), dạ dày dư axit… đều thấy cải thiện rõ nét.
Theo Tiến sĩ Hayashi Hidemitsu, Viện trưởng Viện Nước Nhật Bản, loại nước này có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng đái tháo đường, bệnh phổi, gout, tăng huyết áp và nhiều bệnh khác do quá trình lão hóa và oxy hóa trong cơ thể gây ra. Nghiên cứu của nhóm giáo sư Shirahata (trường Đại học Kyushu – Nhật Bản) cũng cho thấy, hydro hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, chống lại các gốc tự do gây hại.
Các nghiên cứu này giúp cho việc lựa chọn nước ion kiềm giàu hydro không chỉ như một giải pháp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn giúp cơ thể phòng ngừa căn nguyên gốc rễ nhiều bệnh tật, đặc biệt là việc chống gốc tự do, chống lão hóa.
Tầm quan trọng của nước với dạ dày
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, bệnh lý ở dạ dày có nhiều dạng, phổ biến nhất là viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn có trào ngược thực quản, một số bệnh lý rối loạn chức năng của dạ dày mà nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến đau dạ dày mạn tính.
Bệnh lý dạ dày thường kèm với tá tràng nên thường gọi là viêm loét dạ dày, tá tràng. Theo thống kê, thế giới có 5-10% dân số mắc bệnh, hầu hết là viêm, loét. Với những người đã đau dạ dày, bác sĩ Lâm đưa ra lời khuyên điều độ trong chế độ ăn, ăn đúng giờ, không nên để bụng trống và cũng không ăn quá no, không ăn các thức ăn rắn, cứng như rau quả sống, món rán nướng cứng khó tiêu. Nếu ăn không đúng bữa, người bệnh đối diện với nguy cơ dạ dày trống, dịch vị tiết ra nhiều hơn, độ pH thấp hơn, làm cho dạ dày tổn thương nặng hơn.
Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn 3 bữa lớn mà chia ra 5 bữa, các bữa có khối lượng thực phẩm như nhau. Việc này sẽ hỗ trợ lành vết thương dạ dày và giúp việc điều trị tốt hơn. Thực phẩm nên chế biến mềm, mịn, chín kỹ. Không nên ăn các món có tính axit, làm pH dạ dày thấp hơn khiến dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, làm tổn thương niêm mạc nhiều hơn, gồm các thực phẩm: Có vị chua nhiều (cam, chanh, quýt…); làm chua (dưa chua, nem chua…); Chứa chất xơ không hòa tan khiến dạ dày chuyển hóa khó khăn (măng, rau cần, rau muống…); Giàu chất béo, nhiều đường, sinh hơi (nước ngọt, thức uống có gas, củ cải, bắp cải…); Gia vị làm tăng tiết dịch vị (tiêu, ớt…). Ngoài những lưu ý về đồ ăn, nước uống cũng là vấn đề cần chú trọng. Theo bác sĩ Lâm, người đau dạ dày nếu không uống nước thì pH sẽ xuống thấp hơn nữa nên phải uống nhiều nước và chia nhỏ các lần uống. Tránh các loại nước làm tăng dịch vị dạ dày như nước có gas, nước ngọt. Bia, rượu là axit chứ không phải là nước nên khiến pH xuống thấp, tổn thương dạ dày nhiều hơn. Thay vào đó, trong quá trình điều trị, nên ưu tiên chọn các loại nước có tính kiềm. Một số loại nước phổ biến trong tự nhiên như nước máy thì không có tính kiềm, một số nước khoáng là nước suối thiên nhiên sẽ có tính kiềm.
Khi chọn các loại nước kiềm thì cần chú ý thêm các yếu tố: có các điện giải và các ion. Nước có điện giải và tồn tại dạng ion giúp hỗ trợ các tế bào niêm mạc dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào; các tế bào đang yếu, tổn thương hoạt động tốt hơn; màng tế bào được bao bọc, bảo vệ từ đó vết thương lành nhanh hơn, không tổn thương thêm tế bào. Lúc này, axit trong dạ dày cũng được trung hòa, giúp việc sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia, nước được hiểu theo nghĩa thông thường là chỉ chứa nước, nhưng trong Y khoa là bao gồm nước và các chất điện giải. Những chất điện giải có mặt trong cơ thể giữ cho hệ thống tiêu hóa và các hoạt động khác trở nên ổn định.
Theo chuyên gia tiêu hóa, bổ sung nước cho cơ thể thôi là chưa đủ mà còn cần các chất điện giải. Chất điện giải được hiểu đơn giản là trong các thực phẩm ăn hàng ngày có chứa nước và chứa muối khoáng như Na-tri (Sodium), Ka-li, Can-xi, Ma-giê… Ngoài ra, chất kiềm (còn gọi là bicarbonate) cũng quan trọng không kém vì máu và cơ thể luôn có khuynh hướng dễ bị axit, xu hướng axit lúc này là xấu đi.
“Độ pH máu cần được duy trì khoảng 7.3 – 7.4 để cơ thể khỏe mạnh. Khi bị oxy hóa, các tế bào già hoặc chết đi tạo ra nhiều gốc tự do có tính axit. Chất bicarbonate (chất kiềm) trong thức ăn được chuyển hóa hoặc từ nước uống vào sẽ giúp cân bằng lại môi trường axit-kiềm, giữ cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ hơn” – vị chuyên gia chia sẻ.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *